Văn hóa Mentoring trong doanh nghiệp: Chìa khóa gắn kết, nuôi dưỡng phát triển

Văn hóa Mentoring trong doanh nghiệp: Chìa khóa gắn kết, nuôi dưỡng phát triển

17 - 06 - 2024

Trên thế giới, văn hoá Mentoring đã và đang phát triển rất mạnh, là một trong những phương pháp hiệu quả giúp nâng cao sự hài lòng của nhân viên với doanh nghiệp.

Trước tiên, về định nghĩa, Mentoring (cố vấn) là thuật ngữ đại diện cho một sự kết nối mang ý nghĩa giúp đỡ và hỗ trợ một người nào đó tăng trưởng về mặt sự nghiệp, phát triển cá nhân. Trong đó, Mentor (người cố vấn) thực hiện vai trò giám sát, hỗ trợ sự phát triển công việc kinh doanh/sự nghiệp của những Mentee (người được cố vấn) một cách trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua các hoạt động như chỉ dẫn, tư vấn, cũng như nâng đỡ hoặc đỡ đầu. Khác với mối quan hệ đào tạo/huấn luyện, Mentoring là mối quan hệ lâu dài, dựa trên nền tảng tôn trọng, chia sẻ và tự nguyện của cả hai. Nhiều báo cáo đã chỉ ra Mentoring chính là hoạt động giúp gia tăng kỹ năng và tầm ảnh hưởng của người lãnh đạo cao nhất.

Trên thế giới, một số cặp Mentor – Mentee nổi tiếng có thể kể đến là:

  • Steve Jobs và Mark Zuckerberg
  • Christian Dior và  Yves St. Laurent
  • Laurent Warren Buffett và Bill Gates

Đặc biệt, không chỉ là Mentor của Mark Zuckerberg, Steve Jobs – sáng lập viên & CEO Apple cũng có nhiều Mentor cho mình.

Một trong số những mentor của Steve Jobs là Thiền sư Kobun Chino Otogowa với mối quan hệ Mentor – Mentee kéo dài 20 năm.

Ảnh hưởng của vị Thiền sư này lên ông có thể được nhận thấy qua triết lý tối giản trong các thiết kế của sản phẩm Apple hay những sự kiện quan trọng mang tính cá nhân trong cuộc đời Steve Jobs.

Một nghiên cứu khác đăng trên tạp chí Forbes năm 2017 cho thấy: Có một Mentor tốt là nhân tố chính để gia tăng mức độ gắn kết với công ty đối với thế hệ Y (còn gọi là Millennials – những người sinh ra trong giai đoạn đầu thập niên 1980 đến đầu thập niên 2000).

Tỷ lệ người thuộc thế hệ Y có xu hướng ở lại doanh nghiệp trong khoảng thời gian dài hơn 5 năm là 68% nếu như họ có một Mentor, trong khi tỷ lệ đó với nhóm người không có Mentor chỉ là 32%.

Đó cũng là một trong những lý do khiến bản thân các lãnh đạo, quản lý doanh nghiệp nên trở thành Mentor để từ đó phát triển văn hóa Mentoring trong tổ chức của mình.

Qua đó có thể thấy việc xây dựng văn hóa Mentoring trong doanh nghiệp có một số lợi ích như:

  • Thể hiện sự quan tâm của công ty đến người lao động;
  • Tạo sự gắn kết của người lao động đến doanh nghiệp;
  • Nâng cao sự hài lòng của người lao động với doanh nghiệp.

Văn hóa Mentoring là một chiến lược quan trọng giúp doanh nghiệp phát triển bền vững. Doanh nghiệp cần xây dựng và phát triển văn hóa Mentoring để thu hút, giữ chân nhân tài, nâng cao hiệu quả công việc và tạo ra môi trường làm việc tích cực.

Nguồn: Internet

Quay lại

Bình luận